điện hoa huế , hoa tuoi hue , cửa hàng , shop hoa tươi ở tại huế thừa thiên huế

điện hoa huế , hoa tuoi hue , cửa hàng , shop hoa tươi ở tại huế thừa thiên hue
điện hoa huế HCB01
900,000
điện hoa huế HCM01
1,200,000

điện hoa huế HCM02
1,000,000
điện hoa huế HCM03
1,200,000

điện hoa huế HCM04
1,400,000
điện hoa huế HCM05
1,500,000

điện hoa huế HCM06
600,000

điện hoa huế HCM07
500,000

điện hoa huế HCM08
500,000
điện hoa huế HCM09
1,200,000

điện hoa huế HCM010
1,400,000
điện hoa huế HCM011
1,200,000

điện hoa huế HCM012
900,000
điện hoa huế HCM013
1,150,000

điện hoa huế HCM014
1,200,000
điện hoa huế HCM015
1,150,000
Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại UBND thành phố Huế
Cập nhật 18/06/2013 10:30 SA
Chiều ngày 17/6, Đoàn giám sát Quy chế dân của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chủ do đồng chí Ngô Hòa, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tại UBND thành phố Huế về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong việc thực hiện các dự án giải tỏa trên địa bàn thành phố từ năm 2012 đến nay.
 Theo báo cáo của UBND thành phố Huế, việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Huế, UBND các phường quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên; UBMTTQ Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội đã có nhiều đổi mới trong phương thức tập hợp quần chúng để thực hiện QCDC theo các quy định của Đảng. Đảy mạnh củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ các cấp; tăng cường nâng cao chất lượng ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng; thực hiện tốt các quy định “dân biết, dân làm, dân giám sát – kiểm tra” và chức năng, quyền hạn của các chủ thể thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở.
Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc thực hiện các dự án giải tỏa trên địa bàn, trong thời gian qua, 59 dự án được triển khai tại thành phố Huế đều liên quan đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng. Thành phố đã thực hiện việc công khai từng dự án, các bước thực hiện dự án từ khi triển khai đến đền bù giải tỏa.
Sau khi có văn bản chấp thuận chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND thành phố nhanh chóng ban hành Thông báo chủ trương thu hồi đất, đồng thời tổ chức họp toàn thể các đối tượng bị giải tỏa để triển khai chủ trương thu hồi đất và các chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư có liên quan; tùy theo dự án đều có 1 đến 2 người là đại diện của các hộ bị ảnh hưởng tham gia giám sát trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng cho đến khi kết thúc dự án. Việc đo đạc, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, thu thập hồ sơ có liên quan đến nhà đất của đối tượng bị giải tỏa đều có đại diện của các hộ này tham gia. Đơn vị nhận công tác giải phóng mặt bằng xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua các ban ngành liên quan và tiến hành niêm yết công khai lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để người bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến với thời gian niêm yết và nhận ý kiến đóng góp ít nhất 20 ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết. Đồng thời việc chi trả kinh phí bồi thường, thủ tục xét tái định cư, phương án bố trí tái định cư, bốc thăm nhận đất tái định cư, bàn giao đất tái định cư, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình để thực hiện công khai, đúng pháp luật, có sự giám sát của người dân.
Chính nhờ thực hiện đảm bảo đúng trình tự quy đinh, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, công khai nên đã hạn chế mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo của người dân, không tạo ra các điểm nóng, phức tạp trong công tác giải phóng mặt bằng.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã trao đổi cụ thể với lãnh đạo UBND thành phố Huế và các ban, ngành liên quan của Thành phố về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các dự án giải tỏa; đồng thời lưu ý những tồn tại trong quá trình thực hiện.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Hòa đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực của UBND thành phố Huế trong việc đảm bảo Quy chế dân chủ ở cơ sở khi thực hiện các dự án giải tỏa trên địa bàn. Thời gian tới, đề nghị UBND thành phố Huế tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời rà soát lại các dự án đang triển khai đảm bảo các yếu tố công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật; hạn chế mức thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo của người dân.
Trao Giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ VI năm 2013

Tối 18/6, tại Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI năm 2013. Buổi lễ không chỉ là dịp vinh danh những người làm báo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có các tác phẩm báo chí xuất sắc mà còn là dịp để ôn lại chặng đường vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam 88 năm qua.
Tới dự buổi lễ có các đồng chí Trần Thanh Bình, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh;Trần Phùng, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Văn An, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo của các cơ quan ban ngành liên quan và các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa trân trọng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới đội ngũ người làm báo Thừa Thiên Huế, chúc sự nghiệp báo chí Tỉnh nhà ngày càng lớn mạnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa nhấn mạnh: nhìn lại truyền thống vẻ vang 88 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta tự hào về đội ngũ báo chí cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, lực lượng báo chí đã đóng vai trò rất quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đội ngũ nhà báo tỉnh nhà bằng ngòi bút xông xáo, ý thức trách nhiệm cao, các nhà báo đã kịp thời khai thác và nhân lên những điều tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt điển hình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; đồng thời phản ánh những tiêu cực, tồn tại trong cuộc sống cần đấu tranh, khắc phục, nhất là trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế ngày càng giàu đẹp.
Giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI năm 2013 có 36 tác phẩm của 60 nhà báo ở 5 thể loại báo chí. Qua vòng chung khảo, Ban tổ chức đã trao 12 giải, trong đó 05 tác phẩm đạt giải Nhì (không có giải nhất), gồm: “Cứu lấy những cá thể sao la cuối cùng”, thể loại ký sự truyền hình của tác giả Công Bằng - Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; “Ký sự đường mòn Hồ Chí Minh”, thể loại ký sự truyền hình của nhóm tác giả Lê Phương, Đình Đính, Gia Mẫn, Công Minh - Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; “Giải cứu doanh nghiệp”, thể loại phóng sự báo in của tác giả Bạch Văn Quang - Báo Thừa Thiên Huế; “Đại học Huế và chiến lược giữ chân người tài”, thể loại phóng sự báo in của tác giả Đỗ Thị Ngọc Hà - Báo Thừa Thiên Huế; “Đấu trí với tử thần, giành lại cuộc sống cho người bệnh”, thể loại phóng sự báo in của tác giả Đinh Hoàng Xuân Hồng - Báo Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, tác phẩm “Đấu trí với tử thần, giành lại cuộc sống cho người bệnh”, của tác giả Đinh Hoàng Xuân Hồng còn đạt giải Khuyến khích trong thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và giải Khuyến khích của Hội nhà báo Việt nam.
Bốn tác phẩm đạt giải Ba, gồm: “Vấn đề quản lý, bảo vệ rừng ở Thừa Thiên Huế” thể loại Đối thoại chính luận truyền hình của nhóm tác giả Trung Hiếu và Công Điền - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế; “Nghĩa tình Ka Lô”, thể loại ký sự truyền hình của nhóm tác giả Ngọc Huy và Công Minh - Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; “Tìm chủ cho rừng”, thể loại phóng sự báo in của tác giả Hoàng Minh Giang - Báo Thừa Thiên Huế; “Du lịch làng nghề, mỏi mắt chờ gà đẻ trứng vàng”, thể loại ghi chép báo in của tác giả Nguyễn Đình Nam - Báo Thừa Thiên Huế.
Ba tác phẩm đạt giải Khuyến khích, gồm: “Ứng xử với cư dân trong khu vực bảo vệ di tích”, thể loại phóng sự báo in của tác giả Lê Thị Thu Thủy - Báo Thừa Thiên Huế; “Lê Thành Nhơn với những tác phẩm điêu khắc ở Huế”, thể loại phim tài liệu Nghệ thuật của nhóm tác giả Trần Bá Đại Dương và Hoài Phương - Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế; “Nỗi đau tai nạn giao thông”, thể loại truyền hình - chuyên đề Vì an ninh tổ quốc của nhóm tác giả Phong Liên và Ngô Phương - Phòng công tác chính trị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét