Lan hồ điệp , phong lan hồ điệp
lan hồ điệp trắng tím - Chậu lan hồ điệp Miss Nhật 8 cành 2.800.000 VND | lan hồ điệp tím - Chậu lan hồ điệp tím 7 cành 2.450.000 VND | lan hồ điệp tím - Chậu lan hồ điệp tím 8 cành mẫu 2.800.000 VND | lan hồ điệp tím - Chậu lan hồ điệp tím 5 cành 1.750.000 VND |
lan hồ điệp tím - chậu hồ điệp tím 3 cành 1.050.000 VND | lan hồ điệp trắng hồng - Chậu lan hồ điệp mừng khai trương 4.200.000 VND | lan hồ điệp trắng - Chậu hồ điệp trắng 5 cành 1.750.000 VND | lan hồ điệp trắng - Lan hồ điệp trắng song hỷ 1.050.000 VND |
lan hồ điệp tím - Lan hồ điệp tím mừng sinh nhật mẹ 2.450.000 VND | lan hồ điệp vàng - Chậu hồ điệp xanh lưỡi đỏ 5 cành 1.750.000 VND | Lan hồ điệp tím - Chậu lan hồ điệp tím 14 cành 4.900.000 VND | Lan hồ điệp tím - Chậu 12 cành lan hồ điệp tím 4.200.000 VND |
Lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp tím 8 cành 2.800.000 VND | Lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp tím 7 cành 2.450.000 VND | Lan hồ điệp - Chậu hồ điệp tím 2 nhành 700.000 VND | Lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp lớn 13.650.000 VND |
Lan hồ điệp - Chậu lan Hồ điệp trắng nhiều cành 5.500.000 VND | Lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp hồng tặng bạn gái 1.750.000 VND | Lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp tím 5 cành 1.750.000 VND | Lan hồ điệp - Lan hồ điệp tím 3.850.000 VND |
Lan hồ điệp - 019 2.800.000 VND | Lan hồ điệp - 018 3.150.000 VND | Lan hồ điệp - 017 2.800.000 VND | Lan hồ điệp - 016 2.800.000 VND |
Lan hồ điệp - 015 4.200.000 VND | Lan hồ điệp - 012 1.400.000 VND | Lan hồ điệp - 011 2.100.000 VND | Lan hồ điệp - 010 2.450.000 VND |
Lan hồ điệp - 009 2.100.000 VND | Lan hồ điệp - 008 2.450.000 VND | Lan hồ điệp - 007 4.550.000 VND | Lan hồ điệp - 006 4.550.000 VND |
Lan hồ điệp - 005 2.800.000 VND | Lan hồ điệp - 004 3.850.000 VND | Lan hồ điệp - 03 2.100.000 VND | Lan hồ điệp - 02 2.100.000 VND |
Lan hồ điệp - 002 2.100.000 VND | Lan hồ điệp - 01 3.150.000 VND | Lan hồ điệp - 001 3.850.000 VND | lan hồ điệp trắng tím 20 cành 7.000.000 VND |
lan hồ điệp 14 cành tím 4.900.000 VND | lan hồ điệp 8 cành tím 2.900.000 VND | lan hồ điệp tím 350.000 VND | lan hồ điệp trắng 350.000 VND |
lan hồ điệp - Giỏ lan hồ điệp trắng gân tím 2.400.000 VND | lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp trắng 9 cành 2.700.000 VND | lan hồ điệp - Lan hồ điệp trắng 8 cành 2.400.000 VND | lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp trắng 6 cành 1.800.000 VND |
Cách khắc phục lan Hồ Điệp rụng hoa thối nụ
Lan Hồ điệp thường được chọn để làm quà tặng trong những lễ, Tết bởi loài hoa này mang nét đẹp sang trọng, khi ta sở hữu một chậu lan Hồ điệp thì nó thường được chưng bày trong nhà để tiện cho việc thưởng ngắm.Tuy nhiên nếu ta không có một ít kiến thức về môi trường sinh sống của lan Hồ điệp thì vô tình ta đã làm giảm tuổi thọ cây lan quí của mình, mà điều ta thường gặp nhất là hiện tượng rụng hoa, thối nụ1. Những nguyên nhân làm lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ
- Nhiệt độ trong nhà quá nóng. Lan hồ điệp ưa thích được giữ trong nhiệt độ 55-65°F (13.3-18.3°C).
- Nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng sẽ làm cho hoa chóng tàn.
- Để lan gần máy lạnh hay quạt thổi thằng vào.
- Tưới nước quá nhiều và quá thường xuyên. Nên nhớ lan hồ điệp thích ẩm chứ không thích quá ướt. Nhiều tiệm bán hoa, để lan trong chậu sứ không có lỗ thoát nước. Nếu rễ lan lúc nào cũng ướt sũng, rễ sẽ bị thối và không có thể hút nước nuôi cây được. Hoa sẽ rụng, lá sẽ mềm nhũn và nhăn nheo. Trái lại nếu thiếu nước hoa lá sẽ hơi héo nhưng khi được tưới nước hoa, lá sẽ tươi trở lại.
- Trong nhà độ ẩm thường quá thấp làm cho hoa sớm rụng, lá sẽ nhăn nheo.
- Không nên phun nước vào hoa làm cho hoa chóng tàn và dễ bị nhiễm trùng.
2. Khắc phục hiện tượng lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ
- Trước hết ta lấy cây ra khỏi chậu, quan sát những gì trước mắt. Chắc chắn là ta sẽ thấy đám rễ của cây lan hồ điệp đã nhũn hết;
- Dùng xà phòng rửa chén rửa cây cho sạch ( pha khoảng 2ml xà phòng/1 lít nước). Lấy dao hay kéo hơ lên trên bếp để khử trùng hay lưỡi dao cạo mới cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa. Đừng có tiếc giữ cành hoa lại vì cây không còn rễ tốt để nuôi cây và cành hoa;
- Dùng bột quế, bột diêm sinh bất cứ thuốc diệt trùng, diệt nấm nào có, rắc lên trên các vết cắt và trên rễ. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm áp và rợp mát. Ba bốn tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. Khi rễ dài chừng 3-4 cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng;
- Lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hay đất, miệng rộng khoảng 15 cm dưới đáy lót hột móp (peanut foam) chừng 2-3 cm. Để cây vào giữa chậu, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào chung quanh, rồi dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu cho cây khỏi lung lay. Ngưng tưới nước 2-3 tuần lễ và chỉ phun sương;
- Sau đó tưới nước và bón phân như sau: mỗi tuần lễ tưới 1 lần. Mang cây ra chỗ rửa chén hay phòng tắm tưới đi tưới lại cho thật sũng nước và bón phân 15-15-15 pha ½ thìa cà phê với 4 lít nước rồi mang cây để gần cửa sổ. Phía dưới chậu nên có một khay nước đựng nước, trên gác 2-3 chiếc đũa rổi để chậu lan lên trên cho có độ ẩm. Khi cây mọc mạnh, lá cứng cáp sẽ ra hoa trở lại.
3. Điều cần lưu ý trong chăm sóc lan Hồ điệp
- Không nên trồng lan Hồ điệp với rêu vì rêu chóng mục, giữ chất muối ở trong nước và phân bón cho nên mỗi năm phải thay một lần. Các vườn lan trồng lan với rêu vì , độ ẩm cao, nhiệt độ, ánh sáng cũng như phân bón đã được nghiên cứu kỹ càng, hơn nữa nước tưới của họ rất tốt cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Chúng ta không đủ phương tiện làm theo được.
- Khi tưới, đợi vỏ cây trên mặt chậu thật khô rồi mới tưới và nên tưới cho thật đẫm để nước có thể ngấm vào trong lõi vỏ cây. Tưới mỗi lần một chút, vỏ cây chóng khô và có thêm nhiều cặn muối không tốt cho cây.
- Không nên bỏ nước đá vào trong chậu vì nước đá làm rễ bị lạnh không hút được nước. Hơn nữa cây lan Hồ điệp không ưa bị lạnh như vậy. Nếu nhiệt độ trong nhà hơi lạnh hoa sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá mau chỉ làm cho hoa chóng tàn và thúi nụ.
- Chỉ bón phân khi cây mọc mạnh và ra rễ. Rễ cây bị thối làm sao hút dược nước và phân bón. Mỗi lần chỉ bón 1/2 hay 1/4 thìa cà phê mà là thìa gạt chứ không phải là thìa đầy. Bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.
- Không nên để lan Hồ điệp ở gần bếp vì lan rất nhạy cảm với mùi gas và mùi dầu mỡ có thể làm hoa chóng tàn và thối nụ. Hơn nữa mỗi khi đốt bếp nhiệt độ sẽ tăng lên, khi tắt bếp nhiệt độ giảm xuống. Lan Hồ điệp không thích nhiệt độ thay đổi đột ngột .
- Nhiệt độ trong nhà quá nóng. Lan hồ điệp ưa thích được giữ trong nhiệt độ 55-65°F (13.3-18.3°C).
- Nếu nhiệt độ thay đổi quá đột ngột cũng sẽ làm cho hoa chóng tàn.
- Để lan gần máy lạnh hay quạt thổi thằng vào.
- Tưới nước quá nhiều và quá thường xuyên. Nên nhớ lan hồ điệp thích ẩm chứ không thích quá ướt. Nhiều tiệm bán hoa, để lan trong chậu sứ không có lỗ thoát nước. Nếu rễ lan lúc nào cũng ướt sũng, rễ sẽ bị thối và không có thể hút nước nuôi cây được. Hoa sẽ rụng, lá sẽ mềm nhũn và nhăn nheo. Trái lại nếu thiếu nước hoa lá sẽ hơi héo nhưng khi được tưới nước hoa, lá sẽ tươi trở lại.
- Trong nhà độ ẩm thường quá thấp làm cho hoa sớm rụng, lá sẽ nhăn nheo.
- Không nên phun nước vào hoa làm cho hoa chóng tàn và dễ bị nhiễm trùng.
2. Khắc phục hiện tượng lan hồ điệp rụng hoa, thối nụ
- Trước hết ta lấy cây ra khỏi chậu, quan sát những gì trước mắt. Chắc chắn là ta sẽ thấy đám rễ của cây lan hồ điệp đã nhũn hết;
- Dùng xà phòng rửa chén rửa cây cho sạch ( pha khoảng 2ml xà phòng/1 lít nước). Lấy dao hay kéo hơ lên trên bếp để khử trùng hay lưỡi dao cạo mới cắt bỏ hết rễ thối, lá vàng và cành hoa. Đừng có tiếc giữ cành hoa lại vì cây không còn rễ tốt để nuôi cây và cành hoa;
- Dùng bột quế, bột diêm sinh bất cứ thuốc diệt trùng, diệt nấm nào có, rắc lên trên các vết cắt và trên rễ. Sau đó cho vào bao nylon, bịt kín lại rồi treo vào chỗ ấm áp và rợp mát. Ba bốn tuần sau, cây bắt đầu mọc rễ. Khi rễ dài chừng 3-4 cm đem ra trồng với vỏ thông, than củi hay vỏ dừa loại trung bình. Đem ngâm vỏ cây tối thiểu 24 giờ trước khi trồng;
- Lấy một chiếc chậu mới bằng nhựa hay đất, miệng rộng khoảng 15 cm dưới đáy lót hột móp (peanut foam) chừng 2-3 cm. Để cây vào giữa chậu, bỏ vỏ cây hay vỏ dừa vào chung quanh, rồi dùng ngón tay ấn chặt quanh miệng chậu cho cây khỏi lung lay. Ngưng tưới nước 2-3 tuần lễ và chỉ phun sương;
- Sau đó tưới nước và bón phân như sau: mỗi tuần lễ tưới 1 lần. Mang cây ra chỗ rửa chén hay phòng tắm tưới đi tưới lại cho thật sũng nước và bón phân 15-15-15 pha ½ thìa cà phê với 4 lít nước rồi mang cây để gần cửa sổ. Phía dưới chậu nên có một khay nước đựng nước, trên gác 2-3 chiếc đũa rổi để chậu lan lên trên cho có độ ẩm. Khi cây mọc mạnh, lá cứng cáp sẽ ra hoa trở lại.
3. Điều cần lưu ý trong chăm sóc lan Hồ điệp
- Không nên trồng lan Hồ điệp với rêu vì rêu chóng mục, giữ chất muối ở trong nước và phân bón cho nên mỗi năm phải thay một lần. Các vườn lan trồng lan với rêu vì , độ ẩm cao, nhiệt độ, ánh sáng cũng như phân bón đã được nghiên cứu kỹ càng, hơn nữa nước tưới của họ rất tốt cho nên họ chỉ cần tưới khoảng 2 tuần lễ một lần. Chúng ta không đủ phương tiện làm theo được.
- Khi tưới, đợi vỏ cây trên mặt chậu thật khô rồi mới tưới và nên tưới cho thật đẫm để nước có thể ngấm vào trong lõi vỏ cây. Tưới mỗi lần một chút, vỏ cây chóng khô và có thêm nhiều cặn muối không tốt cho cây.
- Không nên bỏ nước đá vào trong chậu vì nước đá làm rễ bị lạnh không hút được nước. Hơn nữa cây lan Hồ điệp không ưa bị lạnh như vậy. Nếu nhiệt độ trong nhà hơi lạnh hoa sẽ lâu tàn hơn, nhưng nếu nhiệt độ thay đổi quá mau chỉ làm cho hoa chóng tàn và thúi nụ.
- Chỉ bón phân khi cây mọc mạnh và ra rễ. Rễ cây bị thối làm sao hút dược nước và phân bón. Mỗi lần chỉ bón 1/2 hay 1/4 thìa cà phê mà là thìa gạt chứ không phải là thìa đầy. Bón phân quá mạnh sẽ làm cháy đầu rễ.
- Không nên để lan Hồ điệp ở gần bếp vì lan rất nhạy cảm với mùi gas và mùi dầu mỡ có thể làm hoa chóng tàn và thối nụ. Hơn nữa mỗi khi đốt bếp nhiệt độ sẽ tăng lên, khi tắt bếp nhiệt độ giảm xuống. Lan Hồ điệp không thích nhiệt độ thay đổi đột ngột .
Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết
Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.
Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.
Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:
Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.
- Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
- Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.
Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.
- Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.
Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
- Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
- Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H ...thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
- Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
- Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.
Hà Bắc
Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.
Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:
Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.
- Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
- Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.
Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.
- Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.
Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
- Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
- Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H ...thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
- Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
- Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.
Hà Bắc
Trồng lan hồ điệp
Cây cảnh Việt - Vài người bạn đến thăm tôi, khi thấy những chậu lan Hồ Điệp hoa nở gần như quanh năm giăng kín hết khung cửa sổ nhà bếp. Các bạn đều bảo tôi có ngón tay cái mầu xanh (green thumb). Thực ra ngón tay cái của tôi cũng giống như các bạn, chẳng bao gìờ có mầu xanh, nhưng móng tay khi thì đỏ chót, khi thi mầu hồng cánh sen và đôi khi trở thành màu bạc. Tôi nuôi lan Hồ Điệp cũng đã khá lâu, kể ra cũng đã mười mấy năm. Khi còn nhỏ ở quê nhà, cha tôi cũng ra chợ chim, chợ chó ở đường Hàm nghi mua vài ba cây Kim điệp, Nhất điểm hồng gì đó về chơi. Sau vài ba tuần, hoa tàn nhị héo, cha tôi đem treo vào cành cây ổi bên hè. Vài tháng sau mấy cây này chết ngắc. Vì thế hoa lan chẳng gây cho tôi một chút ấn tượng nào cả. Câu chuyện bắt đầu từ khi sang đất Cờ hoa này. Một hôm cùng chồng và con gái dạo chơi hội hoa lan ở South Coast Plaza. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi say sưa ngắm nghía biết không biết bao nhiêu bông lan mầu sắc rực rỡ huy hoàng, nhưng ăn sâu vào trong tâm trí của tôi hơn cả là những cánh hoa mầu trắng hay hồng nhạt lung linh như cánh bướm. Tôi chẳng hiểu là hoa gì vì từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ trông thấy bông hoa đẹp như vậy. Tôi thích quá, nhưng cây lan này, hồi đó quá đắt: trên 30$ lại còn cộng thêm tiền thuế nữa. Số tiền này bằng một ngày lương của tôi, làm sao mà kham cho nổi. Còn ông chồng yêu quý của tôi lại chẳng điệu nghệ chút nào cả, ổng vội vã lôi tôi đi kẻo lại phải chi tiêu một món tiền mà ổng cho là quá phí phạm.
Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi: Mẹ! mẹ vào đây mà xem! Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào: Cám ơn con! mẹ cám ơn con! Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói: Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ.
Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói: Thiếu phân bón rồi bồ ơi!
Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày.
Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác.
Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao.
Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu.
Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh.
Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.
Cây cảnh Việt - Vài người bạn đến thăm tôi, khi thấy những chậu lan Hồ Điệp hoa nở gần như quanh năm giăng kín hết khung cửa sổ nhà bếp. Các bạn đều bảo tôi có ngón tay cái mầu xanh (green thumb). Thực ra ngón tay cái của tôi cũng giống như các bạn, chẳng bao gìờ có mầu xanh, nhưng móng tay khi thì đỏ chót, khi thi mầu hồng cánh sen và đôi khi trở thành màu bạc. Tôi nuôi lan Hồ Điệp cũng đã khá lâu, kể ra cũng đã mười mấy năm. Khi còn nhỏ ở quê nhà, cha tôi cũng ra chợ chim, chợ chó ở đường Hàm nghi mua vài ba cây Kim điệp, Nhất điểm hồng gì đó về chơi. Sau vài ba tuần, hoa tàn nhị héo, cha tôi đem treo vào cành cây ổi bên hè. Vài tháng sau mấy cây này chết ngắc. Vì thế hoa lan chẳng gây cho tôi một chút ấn tượng nào cả. Câu chuyện bắt đầu từ khi sang đất Cờ hoa này. Một hôm cùng chồng và con gái dạo chơi hội hoa lan ở South Coast Plaza. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi say sưa ngắm nghía biết không biết bao nhiêu bông lan mầu sắc rực rỡ huy hoàng, nhưng ăn sâu vào trong tâm trí của tôi hơn cả là những cánh hoa mầu trắng hay hồng nhạt lung linh như cánh bướm. Tôi chẳng hiểu là hoa gì vì từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ trông thấy bông hoa đẹp như vậy. Tôi thích quá, nhưng cây lan này, hồi đó quá đắt: trên 30$ lại còn cộng thêm tiền thuế nữa. Số tiền này bằng một ngày lương của tôi, làm sao mà kham cho nổi. Còn ông chồng yêu quý của tôi lại chẳng điệu nghệ chút nào cả, ổng vội vã lôi tôi đi kẻo lại phải chi tiêu một món tiền mà ổng cho là quá phí phạm.
Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi: Mẹ! mẹ vào đây mà xem! Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào: Cám ơn con! mẹ cám ơn con! Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói: Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ.
Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói: Thiếu phân bón rồi bồ ơi!
Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày.
Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác.
Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao.
Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu.
Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh.
Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.
Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi: Mẹ! mẹ vào đây mà xem! Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào: Cám ơn con! mẹ cám ơn con! Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói: Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ.
Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói: Thiếu phân bón rồi bồ ơi!
Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày.
Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác.
Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao.
Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu.
Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh.
Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.
Ứng dụng công nghệ trồng lan hồ điệp: Phương pháp canh tác mới hiệu quả
Lan Hồ điệp là loại hoa cao cấp có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và bán rất được giá, mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho người trồng hoa. Nhưng những năm trước đây, loài hoa quý này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Việt Nam nói chung, của Quảng Ninh nói riêng. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả giai đoạn từ 2005 trở lại đây, chỉ tính riêng miền Bắc mỗi năm đã tiêu thụ vào khoảng 70-80 vạn cây lan Hồ điệp vào dịp Tết. Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu vẫn phải nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan vì sản xuất trong nước hầu như chưa đáp ứng được do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủng loại sản phẩm đơn điệu, không có giống mới. Mặt khác, công nghệ nuôi trồng còn quá lạc hậu, chưa có những mô hình hiện đại, tập trung sản xuất trên quy mô lớn như của thế giới và chưa nắm được kỹ thuật xử lý thúc hoa theo ý muốn để chủ động cung cấp hoa vào các dịp lễ, tếtTrước thực tế trên, Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã quyết tâm đầu tư nghiên cứu, tìm ra giải pháp xây dựng hệ thống nuôi trồng và xử lý tại chỗ cây lan Hồ điệp ngay tại vùng thấp ở quy mô phù hợp với điều kiện trong nước, góp phần đẩy mạnh việc nuôi trồng theo mô hình công nghiệp, hiện đại để tạo ra những sản phẩm hoa cao cấp phục vụ nội tiêu và hướng tới xuất khẩu, giảm dần nhập nội. Với quyết tâm đó, Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ "Nhà màng nylon kín + máy lạnh" chủ động điều chỉnh môi trường, thiết lập hệ thống nuôi trồng và điều khiển tại chỗ cây lan Hồ điệp. Theo kỹ sư Bùi Trọng Hải, Quản đốc xưởng lan công nghiệp của Trung tâm, nếu theo cách nuôi trồng cũ thì giống lan Hồ điệp của Hà Lan chỉ tuyển chọn được một giống phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở miền Bắc là HL3. Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã nhập nội 7 giống Hồ điệp từ Hà Lan, từ đó tuyển chọn được 2 giống là LVR2, LVR4. Nhưng với phương pháp mới này, năm 2008 và năm 2009, Trung tâm đã nhập nội tập đoàn giống Hồ điệp từ Trung Quốc với 30 giống đa dạng về màu sắc, kiểu dáng hoa. Do chủ động khống chế được các điều kiện bất thuận của thời tiết nên hầu hết các giống đều sinh trưởng, phát triển tốt. Khác với phương pháp xử lý thúc hoa truyền thống là nuôi trồng và thúc hoa ở hai nơi khác nhau (khi nuôi trồng thì ở vùng thấp có nhiệt độ cao, khi xử lý thúc hoa phải đưa cây lên vùng núi cao có nhiệt độ thấp), Trung tâm đã kết hợp cả quá trình nuôi trồng và xử lý thúc hoa đều diễn ra tại chỗ ngay tại nhà màng nuôi trồng cây ở vùng thấp bằng cách chủ động điều tiết nhiệt độ bên trong nhà màng để điều khiển thời gian ra hoa. Cụ thể: Tại nhà nuôi trồng hình thành hai chế độ nhiệt độ khác nhau: ban ngày nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh để cây ở pha sinh trưởng sinh dưỡng, ban đêm nhiệt độ thấp để cây ở pha sinh trưởng sinh thực. Để làm được điều này, từ kết cấu ban đầu của nhà màng nuôi trồng phải tiến hành lắp đặt bổ sung hệ thống máy lạnh công suất lớn nhằm chủ động hạ nhiệt theo yêu cầu. Đồng thời cho dựng bổ sung thêm một vách nylon tạo thành nhà màng có vách kép để tăng độ bảo ôn của nhà màng, giúp làm tăng hiệu quả làm lạnh mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng nuôi cây bên trong nhà màng. Với cách làm này, tại thời điểm đưa cây vào xử lý thúc hoa (tháng 8 - tháng 9 dương lịch) khi nhiệt độ bên ngoài vào buổi tối vẫn còn cao (TB~~24-25oC) thì khi chạy máy lạnh nhiệt độ bên trong nhà màng có thể xuống 17-18oC, tạo ra sự chênh lệnh về nhiệt độ ngày/đêm 7-10oC, đồng thời độ lạnh đủ thấp để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Tùy theo giống, sau 20-40 ngày xử lý nhiệt độ thấp tại chỗ, cây đã hình thành mầm hoa, nuôi trồng tiếp sau 3-4 tháng sẽ cho hoa thương phẩm...
Ông Lê văn Toán, Giám đốc Trung tâm, cho biết: "Thực hiện giải pháp này, chúng tôi đã áp dụng triển khai với trình độ kỹ thuật và vật tư trong nước hiện nay mà không đòi hỏi phải có những vật tư hóa chất, máy móc thiết bị hiện đại ngoại nhập, nguồn vốn đầu tư ban đầu không lớn. Do vậy, có thể ứng dụng rộng rãi trên quy mô công nghiệp, đồng thời thiết lập được hệ thống nuôi trồng quy mô công nghiệp, hiện đại từ giai đoạn ươm cây con, nuôi cây trưởng thành đến xử lý thúc hoa tại chỗ. Niên vụ 2008-2009 Trung tâm đã nuôi trồng và xử lý thúc hoa thành công 1,2 vạn cây lan Hồ điệp thương phẩm và vào dịp Tết Canh Dần, năm 2009-2010, là 3,5 vạn sản phẩm. Năm 2010-2011, Trung tâm dự kiến nuôi trồng 5 vạn cây để phục vụ dịp Tết Nguyên đán đang tới gần. Với hiệu quả kinh tế lớn nên đây là tiền đề quan trọng để Trung tâm tiếp tục đầu tư phát triển, đẩy mạnh quy mô nuôi trồng sản phẩm này".
Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, giải pháp kết hợp nuôi trồng và xử lý thúc hoa tại chỗ của Trung tâm còn mở ra một phương pháp canh tác mới, một lĩnh vực sản xuất mới phù hợp với điều kiện ở những vùng thấp, hình thành một nền nông nghiệp canh tác trên nền công nghệ cao cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, giảm dần nhập nội. Qua đó đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm hoa cao cấp với chủng loại, màu sắc, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của người tiêu dùng. Bởi vậy mà chính giải pháp này của Trung tâm đã đạt giải Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ 3-2011.
Lan Hồ điệp là loại hoa cao cấp có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và bán rất được giá, mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho người trồng hoa. Nhưng những năm trước đây, loài hoa quý này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Việt Nam nói chung, của Quảng Ninh nói riêng. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả giai đoạn từ 2005 trở lại đây, chỉ tính riêng miền Bắc mỗi năm đã tiêu thụ vào khoảng 70-80 vạn cây lan Hồ điệp vào dịp Tết. Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu vẫn phải nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan vì sản xuất trong nước hầu như chưa đáp ứng được do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủng loại sản phẩm đơn điệu, không có giống mới. Mặt khác, công nghệ nuôi trồng còn quá lạc hậu, chưa có những mô hình hiện đại, tập trung sản xuất trên quy mô lớn như của thế giới và chưa nắm được kỹ thuật xử lý thúc hoa theo ý muốn để chủ động cung cấp hoa vào các dịp lễ, tếtTrước thực tế trên, Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã quyết tâm đầu tư nghiên cứu, tìm ra giải pháp xây dựng hệ thống nuôi trồng và xử lý tại chỗ cây lan Hồ điệp ngay tại vùng thấp ở quy mô phù hợp với điều kiện trong nước, góp phần đẩy mạnh việc nuôi trồng theo mô hình công nghiệp, hiện đại để tạo ra những sản phẩm hoa cao cấp phục vụ nội tiêu và hướng tới xuất khẩu, giảm dần nhập nội. Với quyết tâm đó, Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ "Nhà màng nylon kín + máy lạnh" chủ động điều chỉnh môi trường, thiết lập hệ thống nuôi trồng và điều khiển tại chỗ cây lan Hồ điệp. Theo kỹ sư Bùi Trọng Hải, Quản đốc xưởng lan công nghiệp của Trung tâm, nếu theo cách nuôi trồng cũ thì giống lan Hồ điệp của Hà Lan chỉ tuyển chọn được một giống phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở miền Bắc là HL3. Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã nhập nội 7 giống Hồ điệp từ Hà Lan, từ đó tuyển chọn được 2 giống là LVR2, LVR4. Nhưng với phương pháp mới này, năm 2008 và năm 2009, Trung tâm đã nhập nội tập đoàn giống Hồ điệp từ Trung Quốc với 30 giống đa dạng về màu sắc, kiểu dáng hoa. Do chủ động khống chế được các điều kiện bất thuận của thời tiết nên hầu hết các giống đều sinh trưởng, phát triển tốt. Khác với phương pháp xử lý thúc hoa truyền thống là nuôi trồng và thúc hoa ở hai nơi khác nhau (khi nuôi trồng thì ở vùng thấp có nhiệt độ cao, khi xử lý thúc hoa phải đưa cây lên vùng núi cao có nhiệt độ thấp), Trung tâm đã kết hợp cả quá trình nuôi trồng và xử lý thúc hoa đều diễn ra tại chỗ ngay tại nhà màng nuôi trồng cây ở vùng thấp bằng cách chủ động điều tiết nhiệt độ bên trong nhà màng để điều khiển thời gian ra hoa. Cụ thể: Tại nhà nuôi trồng hình thành hai chế độ nhiệt độ khác nhau: ban ngày nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh để cây ở pha sinh trưởng sinh dưỡng, ban đêm nhiệt độ thấp để cây ở pha sinh trưởng sinh thực. Để làm được điều này, từ kết cấu ban đầu của nhà màng nuôi trồng phải tiến hành lắp đặt bổ sung hệ thống máy lạnh công suất lớn nhằm chủ động hạ nhiệt theo yêu cầu. Đồng thời cho dựng bổ sung thêm một vách nylon tạo thành nhà màng có vách kép để tăng độ bảo ôn của nhà màng, giúp làm tăng hiệu quả làm lạnh mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng nuôi cây bên trong nhà màng. Với cách làm này, tại thời điểm đưa cây vào xử lý thúc hoa (tháng 8 - tháng 9 dương lịch) khi nhiệt độ bên ngoài vào buổi tối vẫn còn cao (TB~~24-25oC) thì khi chạy máy lạnh nhiệt độ bên trong nhà màng có thể xuống 17-18oC, tạo ra sự chênh lệnh về nhiệt độ ngày/đêm 7-10oC, đồng thời độ lạnh đủ thấp để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Tùy theo giống, sau 20-40 ngày xử lý nhiệt độ thấp tại chỗ, cây đã hình thành mầm hoa, nuôi trồng tiếp sau 3-4 tháng sẽ cho hoa thương phẩm...
Ông Lê văn Toán, Giám đốc Trung tâm, cho biết: "Thực hiện giải pháp này, chúng tôi đã áp dụng triển khai với trình độ kỹ thuật và vật tư trong nước hiện nay mà không đòi hỏi phải có những vật tư hóa chất, máy móc thiết bị hiện đại ngoại nhập, nguồn vốn đầu tư ban đầu không lớn. Do vậy, có thể ứng dụng rộng rãi trên quy mô công nghiệp, đồng thời thiết lập được hệ thống nuôi trồng quy mô công nghiệp, hiện đại từ giai đoạn ươm cây con, nuôi cây trưởng thành đến xử lý thúc hoa tại chỗ. Niên vụ 2008-2009 Trung tâm đã nuôi trồng và xử lý thúc hoa thành công 1,2 vạn cây lan Hồ điệp thương phẩm và vào dịp Tết Canh Dần, năm 2009-2010, là 3,5 vạn sản phẩm. Năm 2010-2011, Trung tâm dự kiến nuôi trồng 5 vạn cây để phục vụ dịp Tết Nguyên đán đang tới gần. Với hiệu quả kinh tế lớn nên đây là tiền đề quan trọng để Trung tâm tiếp tục đầu tư phát triển, đẩy mạnh quy mô nuôi trồng sản phẩm này".
Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, giải pháp kết hợp nuôi trồng và xử lý thúc hoa tại chỗ của Trung tâm còn mở ra một phương pháp canh tác mới, một lĩnh vực sản xuất mới phù hợp với điều kiện ở những vùng thấp, hình thành một nền nông nghiệp canh tác trên nền công nghệ cao cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, giảm dần nhập nội. Qua đó đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm hoa cao cấp với chủng loại, màu sắc, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của người tiêu dùng. Bởi vậy mà chính giải pháp này của Trung tâm đã đạt giải Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ 3-2011.
Ông Lê văn Toán, Giám đốc Trung tâm, cho biết: "Thực hiện giải pháp này, chúng tôi đã áp dụng triển khai với trình độ kỹ thuật và vật tư trong nước hiện nay mà không đòi hỏi phải có những vật tư hóa chất, máy móc thiết bị hiện đại ngoại nhập, nguồn vốn đầu tư ban đầu không lớn. Do vậy, có thể ứng dụng rộng rãi trên quy mô công nghiệp, đồng thời thiết lập được hệ thống nuôi trồng quy mô công nghiệp, hiện đại từ giai đoạn ươm cây con, nuôi cây trưởng thành đến xử lý thúc hoa tại chỗ. Niên vụ 2008-2009 Trung tâm đã nuôi trồng và xử lý thúc hoa thành công 1,2 vạn cây lan Hồ điệp thương phẩm và vào dịp Tết Canh Dần, năm 2009-2010, là 3,5 vạn sản phẩm. Năm 2010-2011, Trung tâm dự kiến nuôi trồng 5 vạn cây để phục vụ dịp Tết Nguyên đán đang tới gần. Với hiệu quả kinh tế lớn nên đây là tiền đề quan trọng để Trung tâm tiếp tục đầu tư phát triển, đẩy mạnh quy mô nuôi trồng sản phẩm này".
Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn, giải pháp kết hợp nuôi trồng và xử lý thúc hoa tại chỗ của Trung tâm còn mở ra một phương pháp canh tác mới, một lĩnh vực sản xuất mới phù hợp với điều kiện ở những vùng thấp, hình thành một nền nông nghiệp canh tác trên nền công nghệ cao cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, giảm dần nhập nội. Qua đó đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm hoa cao cấp với chủng loại, màu sắc, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của người tiêu dùng. Bởi vậy mà chính giải pháp này của Trung tâm đã đạt giải Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Ninh lần thứ 3-2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét