điện hoa bình dương , hoa tuoi binh duong , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại bình dương

điện hoa bình dương , hoa tuoi binh duong , cửa hàng , shop hoa tuoi ở tại bình dương


điện hoa bình dương HCB01
900,000
điện hoa bình dương HCM01
1,200,000

điện hoa bình dương HCM02
1,000,000
điện hoa bình dương HCM03
1,200,000

điện hoa bình dương HCM04
1,400,000
điện hoa bình dương HCM05
1,500,000

điện hoa bình dương HCM06
600,000
điện hoa bình dương HCM07
500,000

điện hoa bình dương HCM08
500,000
điện hoa bình dương HCM09
1,200,000

điện hoa bình dương HCM010
1,400,000
điện hoa bình dương HCM011
1,200,000

điện hoa bình dương HCM012
900,000
điện hoa bình dương HCM013
1,150,000

điện hoa bình dương HCM014
1,200,000
điện hoa bình dương HCM015
1,150,000


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.482.636 người (1/4/2009), mật độ dân số khoảng 550 người/km2.
Địa hình
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ đông.
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy), có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.
Đất đai
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít, điều.
+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch.
Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC(ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.
Thủy văn, sông ngòi
Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.
Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân.
Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông Sài Gòn có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối. Sông Sài Gòn chảy qua Bình Dương về phía Tây, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, về sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thị xã Thủ Dầu Một (200m).
Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn tự đồi Cam xe huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát, rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, thị xã, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.
Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại.
Giao thông
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên rừng
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.
Tài nguyên khoáng sản
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...
Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một.
Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp...

ĐỊA LÝ 

Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông (nguồn Sở KHCN), Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh, thành sau: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và tỉnh Tiền Giang), là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800mm - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.
Diện tích tự nhiên 269.442,84 ha (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.727.154 người (31/12/2011), mật độ dân số khoảng 550 người/km2. Gồm 7 ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC trong đó thánh phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%.
Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) (Ảnh: Hoàng Phạm)
Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội và chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
DANH SÁCH XÃ , PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND
ngày  tháng 05 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
STTTên đơn vị hành chínhSố hộ gia đình (theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009)
Tỉnh Bình Dương
AThành phố Thủ Dầu Một66.207
IPhường Phú Cường5.639
IIPhường Hiệp Thành9.418
IIIPhường Chánh Nghĩa7.344
IVPhường Phú Hòa8.722
VPhường Phú Thọ4.609
VIPhường Phú Lợi9.830
VIIXã Chánh Mỹ2.949
VIIIPhường Phú Mỹ2.786
IXXã Tương Bình Hiệp3.410
XXã Tân An3.404
XIPhường Định Hòa3.768
XIIPhường Hiệp An4.328
XIIIPhường Hòa Phú(số liệu chưa tách)
XIVPhường Phú Tân(số liệu chưa tách)
BThị xã Thuận An135.641
IPhường An Thạnh7.589
IIPhường Lái Thiêu16.451
IIIPhường Bình Chuẩn17.041
IVPhường An Phú20.327
VXã An Sơn1.599
VIXã Hưng Định3.290
VIIPhường Thuận Giao30.043
VIIIXã Bình Nhâm3.344
IXPhường Bình Hòa30.970
XPhường Vĩnh Phú4.987
CThị xã  Dĩ An94.251
IPhường Dĩ An24.529
IIPhường Tân Bình4.526
IIIPhường Đông Hòa12.174
IVPhường Tân Đông Hiệp21.514
VPhường  An Bình21.359
VIPhường  Bình An6.626
VIIPhường Bình Thắng3.523
DHuyện Tân Uyên60.780
ITrị trấn Uyên Hưng4.683
IIThị trấn Tân Phước Khánh7.157
IIIXã Tân Bình1.677
IVXã Vĩnh Tân1.890
VXã Phú Chánh2.802
VIXã Tân Vĩnh Hiệp4.190
VIIXã Khánh Bình6.921
VIIIThị trấn Thái Hòa7.554
IXXã Thạnh Phước2.116
XXã Bạch Đằng1.492
XIXã Tân Mỹ1.183
XIIXã Thường Tân1.149
XIIIXã Lạc An1.577
XIVXã Tân Thành1.223
XVXã Tân Lập630
XVIXã Tân Định1.559
XVIIXã Hội Nghĩa4.667
XVIIIXã Bình Mỹ1.974
XIXXã Hiếu Liêm518
XXXã Đất Cuốc749
XXIXã Tân Hiệp4.448
XXIIXã Thạnh Hội621
EHuyện Phú Giáo20.106
IThị trấn Phước Vĩnh3.387
IIXã An Bình3.644
IIIXã An Linh1.086
IVXã Tân Hiệp1.061
VXã Phước Sang824
VIXã An Long564
VIIXã Tân Long1.680
VIIIXã Phước Hòa3.031
IXXã Vĩnh Hòa3.087
XIXã An Thái1.011
FHuyện Bến Cát60.888
IThị trấn Mỹ Phước11.879
IIXã Cây Trường II1.115
IIIXã Trừ Văn Thố1.604
IVXã Long Nguyên3.046
VXã Lai Hưng3.100
VIXã Thới Hòa7.352
VIIXã Chánh Phú Hòa2.837
VIIIXã Tân Định6.091
IXXã Hòa Lợi5.861
XXã Phú An3.702
XIXã An Tây4.248
XIIXã An Điền3.932
XIIIXã Hưng Hòa1.579
XIVXã Tân Hưng1.562
XVXã Lai Uyên2.980
GHuyện Dầu Tiếng28.170
IThị trấn Dầu Tiếng5.077
IIXã Minh Hòa2.019
IIIXã Minh Tân1.852
IVXã Minh Thạnh2.129
VXã Thanh An2.775
VIXã Thanh Tuyền3.854
VIIXã Long Tân1.569
VIIIXã Long Hòa2.522
IXXã An Lập1.775
XXã Định An1.804
XIXã Định Hiệp1.958
XIIXã Định Thành836

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn.
Mục tiêu phát triển
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015;
Xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể:
- Cơ cấu kinh tế: phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP:
Năm 2010Năm 2015Năm 2020
Quy mô dân số (triệu người)1,21,62,0
Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người giá so  sánh   năm 2005)305289,6
Thu nhập bình quân đầu người (USD/người quy ra USD theo giá so sánh năm 2005)2.0004.0005.800
Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp - dịch vụ4,5% -65,5% - 30%3,4% - 62,9% - 33,7%2,3% - 55,5% - 42,2%
- Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn:
Năm 2010Năm 2015Năm 2020
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp20%14%10%
Công nghiệp – xây dựng45%48%45%
Dịch vụ35%38%45%
-Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm):
2011 - 20152016 - 20202006 - 2020
GDP14,91314,3
Nông, lâm nghiệp, thủy sản3,43,63,4
Công nghiệp, xây dựng14,512,314,5
Dịch vụ16,516,116,0
- Kim ngạch xuất - nhập khẩu (triệu USD):
Năm 2010Năm 2015Năm 2020
Kim ngạch xuất khẩu8.66214.00025.000
Kim ngạch nhập khẩu7.52710.00015.000
Tổng cộng16.18924.00025.000
Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với quy mô 4200 ha đang được xây dựng
Một số chỉ tiêu văn hóa – xã hội:
Năm 2010Năm 2015Năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệpDưới 4,4%4,2%4%
Lao động qua đào tạoTrên 70%
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡngDưới 10%Không còn
Tuổi thọ trung bình757780
Số cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân27 (có 8 bác sĩ)38 (có 15 bác sĩ)55 (có 30 bác sĩ)
Số trường trung học cơ sở ở mỗi xã, phườngÍt nhất 1
Mật độ điện thoại (số máy/100 dân)425060
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa:
- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 40% năm 2010, tăng lên 50% năm 2015 và đạt 75% năm 2020. Dự báo, dân số đô thị năm 2010 là 480 nghìn người, năm 2020 là 1,5 triệu người. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Không gian thành phố Bình Dương kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hoà trở thành đại đô thị của cả nước.
- Năm 2020, dự kiến toàn Tỉnh có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 9.360,5 ha và 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông: Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân - Tân Hưng - Hưng Hòa... Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
- Cấp điện, cấp nước: Đầu tư đồng bộ nâng cấp, xây mới hệ thống cấp điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị tập trung. Tốc độ tăng trưởng điện năng tăng trung bình 24%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 13%/năm giai đoạn 2011- 2015. Tổng nhu cầu điện năng tiêu thụ 6.700 GWh đến năm 2010 và 12.400 GWh đến 2015. Thành phần phụ tải cho sản xuất và tiêu dùng khoảng 20% thời kỳ đến 2015 và 18% thời kỳ đến 2020. Thành phần phụ tải phục vụ phát triển các ngành dịch vụ khoảng 36% thời kỳ 2006 - 2015 và ổn định 30% thời kỳ sau 2015. Đến năm 2010, ngành nước phải xử lý 247.000 m3/ngày đêm và đến năm 2020 xử lý 462.000 m3/ngày đêm. Bảo đảm 95 - 97% hộ nông thôn được dùng điện và nước sạch năm 2010 và tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.
- Thông tin liên lạc: Phát triển ngành bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn kỹ thuật số hoá và tự động hoá nhằm bảo đảm thông tin thông suốt toàn tỉnh, gắn kết với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét